Chú thích Thái_Thanh_(học_giả)

  1. Nay là huyện Tấn Giang, địa cấp thị Tuyền Châu, Phúc Kiến
  2. Năm 1912, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc hợp nhất hai huyện Mân và Hầu Quan, trở thành huyện Mân Hầu ngày nay
  3. Xem thông tin tổng hợp về Chùa Thủy Lục trên trang mạng Lịch sử Tuyền Châu
  4. 1 2 Phúc Kiến tỉnh chí. Nhân vật chí (thượng), chương 1: Nhân vật truyện, Minh – Thái Thanh[liên kết hỏng] cho biết năm 1499, con trưởng của Thái Thanh là Thái Tồn Úy, tham gia kỳ thi Hương, trên đường về thì mất. Thái Thanh lấy cớ cha già, con thơ nên xin “tiện dưỡng”. Người viết không tìm được tiểu sử của Thái Tồn Úy ở các tài liệu khác để đối chứng, Tấn Giang huyện chí chỉ chép anh ta là Nho sĩ, không biết gì hơn
  5. Phúc Kiến tỉnh chí, tlđd cho biết Ninh vương Chu Thần Hào căm ghét ngự sử Lâm Tuấn vì Tuấn cương trực, nhiều lần áp chế thói tham bạo của ông ta; còn Thái Thanh lại là bạn thân của Tuấn, thành ra hai người không ưa nhau từ khi chưa gặp mặt. Trước khi Thái Thanh đến nhận chức, Lâm Tuấn bị Ninh vương bới móc lỗi vặt, chịu đình bổng 3 năm, và đã rời chức vì tang mẹ
  6. 箴/châm là bài văn được viết chữ vào giấy hay khắc vào gỗ, treo chung quanh chỗ ở, để trông làm gương
  7. Xem trang 254 của Cao Lệnh Ấn, Trần Kỳ Phương – Phúc Kiến Chu tử học, Nhà xuất bản Nhân dân Phúc Kiến, 1986, 594 trang
  8. 1 2 Xem trang 278, quyển 1-2 của Hứa Tại Toàn – Tuyền Châu văn sử nghiên cứu, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Trung Quốc, 2004, ISBN 7500443838 hoặc ISBN 9787500443834, 428 trang
  9. Xem trang 255 của Phúc Kiến Chu tử học, tlđd
  10. Xem trang 256 của Phúc Kiến Chu tử học, tlđd
  11. Xem trang 281 của Phúc Kiến Chu tử học, tlđd
  12. Chu Học Tằng – Tấn Giang huyện chí (Đạo Quang bản), Nhà xuất bản Nhân dân Phúc Kiến, tháng 7 năm 1990, ISBN 7-211-01141-6
  13. Lý Thanh Phức – Mân trung lý học uyên nguyên khảo, Nhà xuất bản Phượng Hoàng, ngày 1 tháng 12 năm 2011, ISBN 9787550610392
  14. Chu Giám (朱鉴), công thần chống lại Ngõa Lạt Mông Cổ, làm đến Đô ngự sử, nên được gọi là Đô hiến. Giám là người Tấn Giang, các nguồn sử liệu địa phương còn lưu hành hiện nay (Tuyền Châu thị chí, Tấn Giang huyện chí,...) đều ghi chép tiểu sử của ông
  15. 肯綮/khẳng khể có xuất xứ từ câu chuyện Bào đinh giải ngưu (phụ bếp mổ bò) trong Trang tử, Nội thiên, Dưỡng sanh chủ: 依乎天理, 批大郤, 道大窾, 因其固然. 技经肯綮之未尝, 而况大軱乎! HV: Y hồ thiên lý, phê đại khích, đạo đại khoản, nhân kì cố nhiên. Kĩ kinh khẳng khể chi vị thường, nhi huống đại cô hồ. (bản dịch của Nguyễn Hiến Lê: Thần biết cơ cấu thiên nhiên của con bò, chỉ lách lưỡi dao vào những chỗ kẽ trong thân thể nó, không đụng tới kinh lạc, gân, bắp thịt của nó, huống hồ là tới những xương lớn.) Lục Đức Minh giải thích: “Khẳng, nói đến cốt (xương) nhục (thịt). Khể, cũng như nơi kết hợp đấy.”
  16. 1 2 Minh sử – tlđd chép nguyên văn là 札/trát; Tấn Giang huyện chí, Thái Thanh – tlđd chép nguyên văn là 剳/tráp; theo Thiều ChửuTrần Văn Chánh, nghĩa là thư tín hoặc công văn
  17. 管見/quản kiến, ý nói tự nhận kiến thức hẹp hòi, theo Thiều Chửu, “phàm vật gì tròn rỗng giữa đều gọi là 管/quản. Như 血管/huyết quản/mạch máu, 以管窺天/dĩ quản khuy thiên/lấy ống nhòm trời, ý nói chê kẻ kiến thức hẹp hòi. Ai tự bày ý kiến mình cũng tự xưng “quản kiến” là vì cớ đó”
  18. Trâu Trí đắc tội với Nội các học sĩ Lưu Cát, bị đày đi Quảng Đông, làm một viên Lại mục trong Vệ sở, sau vài năm thì mất ở đấy
  19. 便养/tiện dưỡng (thuận tiện cho việc cấp dưỡng), ý nói quan lại xin nhận chức ở gần quê nhà, nhằm thuận tiện cho việc cấp dưỡng cha mẹ già
  20. 终养/chung dưỡng, ý nói quan lại xin nghỉ về nhà, nhằm phụng dưỡng cha mẹ già yếu cho đến khi họ hết tuổi trời (终天年/chung thiên niên)
  21. 蔽膝/tế (che) tất (đầu gối) là tấm khăn lớn che đầu gối, giắt vào thắt lưng, trong một bộ y phục trang trọng đời xưa ở Trung Quốc. Thuyết văn giải thích: “褘/huy, tế tất đấy.”
  22. 藩司/phiên tư tức Bố chánh sứ và 臬司/niết tư tức Án sát sứ. Phiên niết ý nói quan lại địa phương
  23. 韨/phất; theo Thiều Chửu, là một thứ đồ làm bằng tơ lụa thêu để đệm đầu gối cho khi quỳ khi lễ đỡ đau
  24. 易名/dịch (đổi) danh (tên) là hoạt động đặt thụy hiệu dành cho đế vương, công khanh, đại phu,... đời xưa
  25. Văn miếu ở đây là Văn miếu của phủ Tuyền Châu, tọa lạc ngày nay ở khu Lý Thành, địa cấp thị Tuyền Châu, Phúc Kiến, hiện là đơn vị bảo hộ văn vật trong điểm quốc gia
  26. Ý nói Tứ tử thư hay Tứ thư: Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học, Trung dung. Tứ thư là kinh điển do Chu Hi lựa chọn
  27. Ý nói Bắc Tống tứ nho: Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di, Trương Tái
  28. 格物/cách vật, ý nói nghiên cứu đến cùng đạo lý của sự vật, có xuất xứ từ Lễ ký, Đại học: 欲诚其意者, 先致其知; 致知在格物 (HV: dục thành kì ý giả, tiên trí kì tri; trí tri tại cách vật. Tạm dịch: muốn giữ ý niệm thành thật, thì phải biết rõ, muốn biết rõ thì nghiên cứu đến cùng)
  29. Lý Quang Địa – danh thần thời Khang Hy – có thụy hiệu Văn Trinh, là ông nội của Lý Thanh Phức
  30. Hoàng Cán hiệu Miễn Trai và Trần Thuần hiệu Bắc Khê đều là môn đồ của Chu Hi, ở đây ý nói những người tôn sùng Tống nho như Thái Thanh
  31. Diêu Giang học phái do Vương Dương Minh sáng lập. Vương Dương Minh là người Dư Diêu, Chiết Giang, trong huyện Dư Diêu có dòng Diêu Giang, đời sau lấy làm tên học phái

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thái_Thanh_(học_giả) http://qzhnet.dnscn.cn/qzh397.htm#shuilusi http://www.fjsq.gov.cn/ShowText.asp?ToBook=144&ind... http://www.fjsq.gov.cn/ShowText.asp?ToBook=6043&in... http://www.fjsq.gov.cn/ShowText.asp?ToBook=6043&in... http://www.fjsq.gov.cn/ShowText.asp?ToBook=6043&in... http://ctext.org/library.pl?if=gb&res=6131&by_auth... http://ctext.org/library.pl?if=gb&res=6746&by_auth... http://ctext.org/library.pl?if=gb&res=6878&by_auth... http://ctext.org/library.pl?if=gb&res=82001&by_aut... https://books.google.com/books?id=6Uh2AAAAIAAJ&q=%...